Mô tả : Bệnh chân tay miệng cần có ngay những biện pháp hiệu quả để ngăn chặn bệnh kịp thời không để xảy ra những biến chứng đáng lo ngại…..



Vấn đề điều trị cho trẻ mắc bệnh chân tay miệng cần tuân thủ nghiêm ngặt theo các cấp độ phát triển của bệnh dưới sự giám sát của bác sĩ. 


Bệnh thay đổi theo các cấp độ khác nhau hình minh họa

Độ 1: Điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở

· Dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi. Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ.

· Hạ sốt khi sốt cao bằng Paracetamol liều 10 mg/kg/lần (uống) mỗi 6 giờ hoặc lau mát.

· Vệ sinh răng miệng.

· Nghỉ ngơi, tránh kích thích.

· Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 5-10 ngày đầu của bệnh

· - Dấu hiệu nặng cần tái khám ngay:

· Sốt cao ≥ 39oC.

· Thở nhanh, khó thở.

· Rung giật cơ, chới với, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ.

· Co giật, hôn mê.Da nổi vân tím.

- Chỉ định nhập viện:

· Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp (từ độ 2).

· Sốt cao ≥ 39oC.

· Nôn nhiều.

· Nhà xa: không có khả năng theo dõi, tái khám.

Độ 2: Điều trị nội trú tại bệnh viện huyện hoặc tỉnh

· Điều trị như độ 1.

· Nằm đầu cao 30°, cổ thẳng.

· Thở oxy qua mũi 3-6 lít/phút khi có thở nhanh.

· Chống co giật: Phenobarbital 10 mg/kg/lần tiêm bắp hay truyền tĩnh mạch. Lặp lại sau 6-8 giờ khi cần.

· Immunoglobulin (nếu có).

· Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, tri giác, ran phổi, mạch mỗi 4- 6 giờ.

· Đo độ bão hòa oxy SpO2 và theo dõi mạch liên tục (nếu có máy).

Nguồn : viennhidong

Tác giả Unknown

Xin chào các bạn, mình là Unknown. Mình có niềm đam mê sưu tầm và viết bài về Cách phòng tránh và Biện pháp điều trị bệnh chân tay miệng Phần I
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Nhận xét của bạn

Scrolling box