Từ lâu, rau má đã được dùng làm rau ăn, nước giải khát và làm thuốc chữa nhiều bệnh. Theo Đông y, rau má có vị đắng, mùi thơm, tính mát, có tác dụng thanh huyết, giải nhiệt, nhuận gan, cầm máu, sát khuẩn, tiêu độc, lợi tiểu... được dùng để chữa nhiều bệnh thuộc gan, huyết, chảy máu cam, kiết lỵ, táo bón, mụn nhọt, nhưng tác dụng chủ yếu vẫn là giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu.



Trước khi chúng ta tiếp cận với các loại viên nén, thuốc mỡ, thuộc tiêm... chiết xuất từ cây rau má thì trong dân gian đã dùng loại rau này như một loại thuốc thông dụng và là thức ăn bổ dưỡng hằng ngày. Chúng còn được dùng để hạ huyết áp, cải thiện trí nhớ và tăng tuổi thọ giúp máu lưu thông tốt hơn, nhất là ở tĩnh mạch và mao mạch, có tác dụng lợi tiểu nhẹ. Đồng thời khi bị viêm tấy hoặc bỏng, đắp rau má giã nhuyễn lên da cũng có thể giảm nhẹ sưng tấy và làm mát vết thương.

Đặc biệt khi hoạt chất Asiaticosid trong rau má tác dụng lên một số tế bào biểu bì, kích thích sự sừng hoá và tác dụng đến sự phân chia tế bào làm lành nhanh vết thương ngoài da.

Chiết xuất từ rau má có tác dụng chống lại sự lão hoá làn da, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da làm cho da căng đầy sức sống và bề mặt da săn chắc hơn. Ngoài ra loại rau này còn có tác dụng chống loét dạ dày, kháng virus, kháng nấm.

Không chỉ thế, các sinh tố, khoáng chất, những chất chống oxy hoá trong rau má có thể làm chậm sự lão hoá làn da, cải thiện vi tuần hoàn và chữa những chứng bệnh ngoài da thường gặp.

Liều dùng mỗi ngày 30 - 40g rau má tươi, hoặc 12 - 24g rau má khô, sắc uống. Ngoài dạng thuốc sắc người ta còn thường dùng nước ép rau má tươi: Lấy 30 - 40g rau má tươi (cả thân và lá), rửa sạch ép lấy nước hoặc giã nhỏ vắt lấy nước uống (nên cho thêm đường cho dễ uống). Dưới đây là một số bài thuốc đơn giản thường dùng.
tác dụng của rau má 
Rau má chữa sốt xuất huyết nhẹ tại nhà.

1. Chữa mụn nhọt: Rau má 50g, lá gấc 50g. Cách dùng: Rửa cả hai thứ thật sạch, giã nhỏ, cho ít muối vào trộn đều, đắp lên chỗ đau rồi băng lại. Ngày thay thuốc hai lần. Đắp đến khi khỏi.

2. Chữa vàng da, vàng mắt: Rau má 50g, lá ngải cứu 50g. Đem rửa sạch, đun nước uống hàng ngày.

3. Chữa kiết lỵ: Bài 1 (rau má 150g, muối ăn 10g). Rửa rau má thật sạch, để ráo nước, cho vào cối sạch, bỏ muối vào, giã thật nhỏ, sau chế thêm một bát nước sôi, quấy đều, để lắng, gạn lấy nước trong uống. Người lớn uống cả một lần, trẻ em tuỳ theo tuổi mà giảm liều lượng. Khi uống thuốc nên ăn cháo, kiêng các thứ khó tiêu, kiêng mỡ, các thức ăn tanh, cay, nóng; Bài 2, rau má, rễ cây ngải cứu, rễ cỏ may, rễ mơ lông, liều lượng bốn vị bằng nhau (khoảng 100g), sao vàng, hạ thổ, sắc uống ngày hai lần cho tới khi khỏi.

4. Chữa chảy máu cam: Rau má giã nhỏ, vắt lấy nước, uống mỗi ngày 2 - 3 lần trong 5 ngày liền.

5. Chữa sốt xuất huyết nhẹ tại nhà: Rau má 30g, cỏ nhọ nồi 30g, lá và bông mã đề 20g (hay lá cối xay, rễ cỏ tranh). Đem các vị rửa sạch, giã nhỏ, cho nước sôi vào vắt lấy nước uống, hoặc sắc uống.

Rôm sẩy không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn có thể gây biến chứng viêm cầu thận, nhiễm trùng lan rộng rất nguy hiểm. Đông y có vài bài thuốc trị rôm sảy mang lại kết quả tốt.

Rau má
Nước rau má sắn dây: Dùng 10g bột sắn dây, 30g rau má (tươi). Rau má rửa sạch, giã nát, thêm lượng nước sôi để nguội đủ dùng. Vắt lấy nước rau má, bỏ bã, hoà với bột sắn dây, cho đường vừa khẩu vị, uống hàng ngày.

Nước sắc sài đất, ngải cứu: Dùng 20g lá sài đất, 30g lá ngải cứu, 50g lá nhài. Tất cả rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống ngày 1 thang. Chia uống làm 2 - 3 lần trong ngày. Uống liên tục 3 - 5 ngày sẽ đỡ. Dùng 4 - 6g hoa kim ngân hoặc 10 - 12g cành, lá kim ngân rửa sạch sắc uống ngày 1 thang. Không những trị được rôm sảy mà còn chữa được chứng lên đậu, lên sởi, mụn nhọt đau nhức.

Nước rau má: Dùng 1 nắm rau má tươi, giã nát, cho thêm một ít nước mưa (đã đun sôi để nguội) rồi vắt lọc lấy nước, cho thêm đường, cho trẻ uống vào buổi sáng hàng ngày.

Tắm: Dùng một lượng rau sam tươi đủ dùng, giã nát, vắt lấy nước, pha vào nước tắm cho trẻ. Hoặc dùng lá kinh giới vò nát, pha vào nước tắm cho trẻ rất tốt.

Bôi: Dùng 60g rễ cây hẹ rửa sạch, sắc uống ngày 1 thang. Lấy một cây hành tươi rửa sạch, giã nát, trộn đều với chút giấm, sao lên rồi bôi vào nơi có rôm sảy rất tốt.
rau má và nước ép rau má
Ngoài ra còn một vài tác dụng của rau má.

Rau má hỗ trợ điều trị bệnh sốt xuất huyết: Người bệnh ngoài dùng thuốc theo bác sĩ nên dùng thêm nước rau má uống vài ngày. Mỗi ngày 3 - 4 cốc. Bệnh sẽ tiến triển ở thể nhẹ hơn. Sau khi khỏi bệnh, người bệnh khoẻ lại nhanh và không thấy bị xuất huyết dưới da như người bị sởi.

Rau má hạ sốt: Một số trẻ nhỏ sốt cao có hiện tượng như mắt đỏ, mũi đỏ, môi đỏ, hơi thở nóng hổi, uống thuốc theo đơn bác sĩ, đỡ một tý lại sốt lại. Trường hợp này dùng 2 lạng rau má, rửa sạch, vò nát, đổ xâm xấp nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút rồi chắt ra cốc lớn. Cứ khoảng một tiếng cho cháu uống vài thìa.

Rau má trị hỗ trợ bệnh lao hạch: Ngoài thuốc tiêm, thuốc uống, nước cam, theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh uống mỗi ngày 2 cốc nước rau má (sắc từ 200g rau má tươi), uống liền một tháng, sau đó uống cách ngày, tiếp theo uống 1 tuần 1 lần. Bệnh sẽ thuyên giảm

Tăng cường sức khoẻ: Những người rượu, bia, say xỉn nên uống một ca nước rau má, chỉ 15 phút sau sẽ trở về trạng thái bình thường.

Trị bầm tím da: Những người bệnh thấy tự nhiên không bị ngã hay va đập vào đâu mà bầm tím lung tung thì dùng rau má nấu cháo ăn hằng ngày. Ăn một thời gian bệnh sẽ khỏi.

Chế biến và sử dụng

Do có nhiều công dụng nên rau má được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày. Có thể trộn rau má chung với các loại rau khác để ăn sống, nấu canh thịt nạc, luộc chấm mắm... nhưng thông dụng nhất vẫn là nước ép rau má.

Ngày hè nóng, một cốc rau má mát lạnh có thể giải nhiệt cơ thể, mang lại cảm giác sảng khoái sau khi hoạt động ngoài trời nhiều giờ.
Mỗi ngày mỗi người có thể dùng khoảng 30g đến 40g rau má tươi, rửa sạch, giã nhuyễn hoặc xay nát bằng máy xay sinh tố, cho thêm ít nước lọc, vắt bỏ hết xác. Thêm ít đường cát trắng, ít đá cho dễ uống và tăng thêm hương vị.

Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu cho thấy uống thuốc hay nước rau má nhiều quá có thể bị nhức đầu, thậm chí mất ý thức thoáng qua; phụ nữ uống thuốc rau má lâu ngày có thể giảm khả năng mang thai... Bên cạnh đó, vì rau má có tính hàn nên nếu đang bị đầy bụng, tiêu chảy phải cẩn thận khi dùng, nên ăn kèm với vài lát gừng cho ấm bụng và trung hòa tính hàn của rau.

nguồn: blogspost.com

Tác giả Unknown

Xin chào các bạn, mình là Unknown. Mình có niềm đam mê sưu tầm và viết bài về Rau má và tác dụng của rau má phần II
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Nhận xét của bạn

Scrolling box