Chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học là một trong những yếu tố quan trọng,
có tính quyết định rất lớn tới sức khỏe và trí tuệ của bé sau này.
Nếu mẹ còn băn khoăn không biết nên ăn gì và không nên ăn gì để
có thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe của mẹ lại đồng
thời giúp cho con phát triển khỏe mạnh về thể chất ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Hãy tham khảo các gợi ý dưới đây, chắc chắn mẹ sẽ tìm thấy những
kiến thức quan trọng nhất:
NHỮNG THỰC PHẨM MẸ NÊN ĂN KHI ĐANG MANG THAI
Bổ sung các dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết
- Mỗi ngày, mẹ nên bổ sung khoảng 400 gram thực phẩm động vật tươi
bao gồm thịt gia cầm, thịt bò, cừu, dê hoặc cá. Nên thay đổi món ăn các ngày
trong tuần để không bị ngán như thứ 2 ăn cá, thứ 3 ăn thịt gà, thứ 4 ăn thịt lợ
--> Tất cả những loại thực phẩm bạn bổ sung hàng ngày đều đảm bảo tươi sống
và cần được nấu chín. Cần tránh tuyệt đối việc ăn đồ tái sống và những loại cá
chứa nồng độ thủy ngân cao.
- Cần đảm bảo mỗi ngày bổ sung đủ 2 ly sữa tươi, sữa bà bầu
hoặc sữa chua, kefir…
- Thường xuyên ăn trứng đặc biệt là trứng gà luộc. Lòng đỏ
trong trứng gà rất giàu các loại vitamin tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cũng không
nên bổ sung quá liều lượng mà một tuần chỉ cần 3- 4 quả là đủ.
- Mẹ cũng cần đảm bảo ăn đủ hải sản 2 lần /tuần.
- Đảm bảo mỗi tuần ăn một lần nội tạng động vật sạch được nuôi
từ đồng cỏ như gan, tim của bò, cừu. Thực phẩm này đặc biệt có giá trị dinh
dưỡng cao.
- Đặc biệt bao giờ được biếng ăn khi đang mang thai. Vì trong
giai đoạn thai kỳ, mẹ sẽ ăn cho hai người, do đó mẹ cần ăn uống nhiều hơn để
cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi.
- Theo các chuyên gia, mẹ nên bổ sung khoảng 350gr-400gr cá
mỗi tuần là đủ, không nên tiêu thụ nhiều dầu cá và thức ăn từ cá vì khi mang
thai mẹ rất dễ nhiễm thủy ngân từ loại thực phẩm này, mà thủy ngân lại cực kỳ
độc hại cho thai nhi.
Bổ sung vitamin
Axit folic
Axit folic rất quan trọng trong quá trình phát triển hệ thần kinh và tủy sống của thai
nhi. Axit folic (hay còn gọi là folate) có nhiều trong cơm, ngũ cốc nguyên hạt,
rau lá xanh, đậu, chuối, bông cải xanh và sữa. Vì nhu cầu về lượng dưỡng chất
này khi mang thai cần là 400-600mcg nên phụ nữ cần bổ sung axit folic ngay cả
lúc trước khi mang thai.
Sắt
Mang thai là thời gian cơ thể cần bổ sung lượng sắt nhiều
nhất. Sắt giúp tạo ra nguồn máu để nuôi dưỡng thai nhi phát triển hoàn thiện. Mẹ
nên bổ sung sắt vào cơ thể bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt mỗi ngày
như thịt bò, thịt gia cầm, đậu nành, rau bina, khoai tây. Và cũng nên bổ sung
thêm vitamin chứa sắt từ tuần thai thứ 20 trở đi.
Canxi
Canxi có tác dụng xây dựng xương và răng cho thai
nhi, giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương, giảm nguy cơ mắc bệnh tiền sản giật cho
mẹ bầu. Do vậy, mẹ nên uống sữa giàu canxi thường xuyên và bổ sung những loại
thực phẩm giàu dưỡng chất này vào chế độ ăn hàng ngày như hạnh nhân, hạt mè,
đậu nành, rau lá xanh, cá hồi đông lạnh, bông cải xanh.
Vitamin C
Vitamin C rất cần thiết cho việc sản xuất collagen tốt cho
sụn, cơ, mạch máu và xương thai nhi. Vitamin C cũng có tác dụng chữa lành các
khiếm khuyết ở mô thai nhi. Khi mang thai mẹ không bổ sung đủ loại dưỡng chất
này sẽ có nguy cơ bị vỡ ối sớm và sinh non. Vì vitamin C không có sẵn trong
người mà cần được bổ sung mỗi ngày từ chế độ ăn uống. Những loại thực phẩm giàu
vitamin C là cam, xoài, đu đủ, dưa đỏ, dâu tây, bông cải xanh, nước ép trái
cây…
Vitamin D
Nguồn vitamin D dồi dào nhất cho tất cả chúng ta là từ mặt
trời. Vitamin D rất quan trọng với sức khỏe răng, cấu trúc xương và khả năng
hấp thụ canxi. Mẹ có thể bổ sung vitamin D từ những loại thực phẩm như cá mòi
đóng hộp, sữa, nước cam, lòng đỏ trứng gà.
DHA
DHA rất cần thiết cho sự phát triển trí não và mắt của thai
nhi. Vì vậy, mẹ nên bổ sung loại dưỡng chất này mỗi ngày. Những thực phẩm giàu
DHA bao gồm: dầu cá hồi, dầu cá cơm, trứng gà
NHỮNG THỰC PHẨM MẸ KHÔNG NÊN ĂN KHI ĐANG MANG THAI
- Khi mang thai, bạn nên cẩn trọng với tất cả những loại thuốc
bổ sung vào cơ thể kể cả những loại viên uống vitamin.
- Bỏ ngay thói quen hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc.
Bỏ thói hút thuốc lá và uống rượu bia |
- Bà bầu cũng cần bỏ thói quen uống rượu bia để tránh nhiễm
triệu chứng rượu bào thai.
- Nên tránh lạm dụng những thức ăn sẵn, đồ ăn nhanh, thực phẩm
đóng hộp như khoai tây chiên, thịt chế biến sẵn, đồ đông lạnh…
- Nên hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại kể cả
những loại chất tẩy rửa.
- Caffein trong cà phê, trà (bao gồm cả trà xanh) và nước uống
đóng chai đều nên hạn chế.
Không có nhận xét nào: