Đông trùng hạ thảo có nguồn gốc thực chất là hiện tượng ấu trùng các loài bướm thuộc chi Thitarodes bị nấm thuộc chi Ophio-cordyceps và/hoặc Cordyceps ký sinh.
1. THÀNH PHẦN DƯỢC TÍNH CỦA ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO
Đông trùng hạ thảo có nguồn gốc thực chất là hiện tượng ấu trùng các loài bướm thuộc chi Thitarodes bị nấm thuộc chi Ophio-cordyceps và/hoặc Cordyceps ký sinh. Đó là một dạng ký sinh giữa một loài nấm túi có tên khoa học là Ophiocordyceps sinensis với sâu non (ấu trùng) của một loài côn trùng thuộc chi Thitarodes.
Theo các ghi chép về đông dược cổ, đông trùng hạ thảo là một vị thuốc bồi bổ hết sức quý giá, có tác dụng tích cực với các bệnh như thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưngmỏi gối, ho hendo phế hư hoặc cả phế, thận đều hư, và có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn. Mặt khác các nghiên cứu cổ truyền cũng như các thực nghiệm hiện đại đều xác định đông trùng hạ thảo hầu như không có tác dụng phụ đối với cơ thể người và động vật. Liều uống Đông trùng hạ thảo an toàn đối với chuột thí nghiệm là trên 45g/1 kg thể trọng.
Đông trùng hạ thảo là vị thuốc có tính dược lý mạnh để điều trị bệnh
Có hơn 680 dạng khác nhau gần họ hàng của loài nấm Cordyceps nhưng Cordyceps Sinensis thì chỉ có một loại duy nhất. Đó là loại đông trùng hạ thảo chuẩn, chứa thành phần hoạt chất sinh học cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các loại nấm cùng chi Cordyceps khác cũng phát triển cộng sinh trên con sâu, tạo thành các phân loại gần giống (Cs-4). Nhưng do khác dòng giống, khác đặc tính vùng sinh trưởng nên các loại này cho thành phần hoạt chất sinh học kém, chất lượng kém, ít giá trị về mặt y học. (xem thêm bài viết : Quy trình biến hóa kỳ diệu của Đông trùng hạ thảo ở đây)
Đông trùng hạ thảo có 17 axít amin khác nhau, có D-mannitol, có lipit, có nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na v.v..). Quan trọng hơn là trong sinh khối đông trùng hạ thảo có nhiều chất hoạt động sinh học mà các nhà khoa học đang phát hiện dần dần ra nhờ các tiến bộ của ngành hoá học. Nhiều hoạt chất này có giá trị dược liệu cao. Trong đó phải kể đến axít cordiceptic, cordycepin, adenosin, hydroxyethyl-adenosin. Đáng chú ý hơn cả là nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-Etyl-Adenosin- Analogs). Đông trùng hạ thảo còn có chứa nhiều loại vitamin (trong 100 g đông trùng hạ thảo có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K...).
Do đó, khi dùng thường xuyên, đông trùng hạ thảo mang lại 6 công dụng chính, giúp người sử dụng ăn ngon ngủ khỏe, cơ thể tiêu tan nhức mỏi, ngăn ngừa bệnh tật, tăng cường chức năng phổi thận, đầu óc minh mẫn và đặc biệt giúp con người kéo dài tuổi thọ. Bên cạnh đó, nếu được dùng thường xuyên, sản phẩm này còn giúp ngăn ngừa và làm giảm các bệnh: xơ vữa động mạch, căng thẳng stress và thiếu máu.
2. 6 BÍ QUYẾT SỬ DỤNG ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO HIỆU QUẢ & KINH TẾ
Tùy theo từng bài thuốc mà người ta điều chế hàm lượng đông trùng hạ thảo khác nhau để phù hợp với cơ địa và thể trạng của từng người. Đông trùng dạng khô thường được tán thành bột để bào chế thuốc viên hoặc thái lát kết hợp với nhiều loại thuốc bắc khác hau cho thẳng vào các nồi hầm canh gà, ba ba, vịt tiềm. Các dạng khác của Đông trùng hạ thảo như dạng nước hay cao cô đặc là tiện lợi cho người dùng nhất vì có khả năng hấp thụ vào cơ thể nhanh nhất đặc biệt là đối với người cao tuổi
Do Đông trùng hạ thảo có thành phần dược lý mạnh nên khi sử dụng chúng ta nên cẩn thận liều dùng hợp lý thì mới không lãng phí hay gây ra các tác dụng phụ gây nguy hiểm cho chính mình (xem thêm bài viết Đông trùng hạ thảo là gì? Tác dụng của đông trùng hạ thảo ở đây). Muốn sử dụng đông trùng hạ thảo đúng cách, kinh tế và mang lại hiệu quả thì không quá khó, chỉ cần chúng ta tuân thủ theo 6 quy tắc "Vàng" như sau:
1) Liều dùng như thế nào là hợp lý ?Mức chuẩn cho sử dụng đông trùng hạ thảo là 1.000mg mỗi ngày. Hàm lượng này đủ để giúp tuần hoàn máu trong cơ thể luân chuyển tốt, kích hoạt hệ thống miễn dịch, tạo ra những tác động sinh học đủ mạnh để làm thay đổi, cải thiện tình trạng sức khỏe rõ rệt. Trong những trường hợp cơ thể suy kiệt, muốn phục hồi nhanh, bạn có thể tăng lượng sử dụng lên đến 2.000mg mỗi ngày.
2) Đối tượng sử dụng đông trùng hạ thảo?Đông trùng hạ thảo dùng được cho cả nam lẫn nữ, tuổi từ 12 trở lên. Sản phẩm rất tốt cho người lớn tuổi, hay mệt mỏi, đau nhức; người suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh; Dược thảo quý này còn khắc phục cơn ho lâu ngày, hỗ trợ điều trị cho người bệnh lao phổi, hen suyễn. Những người suy thận, mắc các bệnh lý về thận nên sử sản phẩm này để nhanh chóng tăng cường sức khỏe. Không những vậy, đông trùng hạ thảo còn giúp phục hồi sức khỏe cho người ốm yếu, sức đề kháng kém; người cần hồi phục sau cơn bệnh nặng.
Ngoài ra, phụ nữ cần cải thiện chứng lạnh tử cung (hiếm muộn), phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh cũng nên dùng đông trùng hạ thảo. Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng. Nếu đang điều trị bệnh, bạn nên uống đông trùng hạ thảo cách 3 - 4 tiếng đồng hồ sau khi uống thuốc điều trị.
Nếu dùng trùng thảo sẽ có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa và phòng chống di căn của khối U, đặc biệt vị thuốc này cũng rất tốt cho bệnh nhân sau hóa trị xạ trị và những người cần hồi phục sức khỏe sau quá trình điều trị kéo dài.
Đối tượng được khuyên dùng sử dụng đông trùng hạ thảo
3) Nếu lạm dụng đông trùng hạ thảo có gây ra tác dụng phụ không? Nếu lạm dụng đông trùng hạ thảo có thể gây suy thận. Nhiều người nghĩ rằng Trùng Thảo là một "viên thuốc ma thuật" sẽ giúp cải thiện nhiều chức năng của cơ thể. Y học xác nhận rằng đông trùng hạ thảo thực sự có giá trị hỗ trợ chữa bệnh nhưng việc lạm dụng nó cũng sẽ gây ra những phản ứng bất lợi đối với cơ thể con người. Khi hệ miễn dịch của cơ thể bị kích thích quá mức nó sẽ gây ra rắc rối, chẳng hạn như phát ban, nổi mề đay… còn có thể gây suy thận nghiêm trọng. Không thể dùng đông trùng hạ thảo một cách tùy tiện và nghĩ rằng nó vô hại, cần có hướng dẫn chính xác của bác sĩ nếu muốn dùng liều lượng nhiều.
4) Cách sử dụng đông trùng hạ thảo như thế nào là hiệu quả nhất? Theo khuyến cáo thì việc ăn trực tiếp trùng thảo không thích hợp và không thể mang lại hiệu quả, không những gây lãng phí mà còn trì hoãn hiệu quả điều trị. Mặt khác Trùng thảo chưa được chế biến có chứa nhiều ký sinh trùng có hại cho sức khỏe con người. Có những phương pháp sử dụng đông trùng hạ thảo có lợi cho sự hấp thụ chất dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe như là sắc nước, làm súp hay hầm hoặc mua những sản phẩm đã tinh chế sẵn như Cao đông trùng hạ thảo cô đặc của Hàn Quốc. Trùng thảo nên được nấu chín trong ít nhất 1 – 2 giờ thời gian quá ngắn hay nhiệt độ quá thấp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả. Có thể ngâm trùng thảo với rượu trong vòng 1 tháng và uống mỗi ngày một chén trước bữa ăn.
Đông trùng hạ thảo có thể hầm canh gà, ngâm rươu, sắc nước uống
Do có tác dụng chữa bệnh nan y nên Ma lực đồng tiền đã khiến một số gian thương dụng đủ chiêu trò làm giả đông trùng hạ thảo để thoải mái kiếm lời. Do đó khi đi mua trung thảo chúng ta đừng để người bán hàng lợi dụng kiến thức hạn chế của mình về phân biệt đông trùng hạ thảo thật mà mua phải hàng giả. Mục đích chính khi mua mặt hàng này là làm quà tặng, rất ít người mua dùng nên cũng không đánh giá được chất lượng thực để rút kinh nghiệm. (Xem thêm bài viết : 1001 mánh khỏe làm giả đông trùng hạ thảo bị bóc mẻ)
5) Trẻ em có nên dùng đông trùng hạ thảo?Đông y quan niệm bệnh lý theo âm dương ngũ hành, thuốc đông dược thường sử dụng cũng dựa theo khái niệm này để điều trị. Trẻ em, đặc biệt trẻ từ 5 tuổi trở xuống, theo quan niệm của đông y là cơ thể ở dạng “thuần dương vô âm” tức là cơ thể trẻ thường “nóng”, nên trong điều trị không nên sử dụng những thuốc bổ có tính ấm nóng như đông trùng hạ thảo vì nếu sử dụng những thuốc này sẽ làm cho cơ thể trẻ không những không khỏi bệnh mà còn làm cho trẻ trở nên nóng hơn, bệnh nặng hơn…(Nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng tức là cơ thể nóng mà dùng thuốc nóng tất sẽ điên cuồng). Bởi vậy không nên dùng đông trùng hạ thảo đối với cả những bệnh nhân đang sốt.
6) Đông trùng hạ thảo có cải thiện sinh lý của vợ chồng? Đông y cho rằng, Đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ấm, đi vào 2 kinh phế và thận, có công năng dưỡng phế, bổ thận, ích tinh, thường được dùng để chữa các bệnh liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục, di tinh, xuất tinh sớm.
Không có nhận xét nào: