Tim là bộ phận quan trọng của cơ thể, là trung tâm của hệ thống tuần hoàn. Hoạt động của tim ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận. Nhiệm vụ của tim là co bóp để vận chuyển máu đi nuôi cơ thể. Và Suy tim là trạng thái bệnh lý trong đó cơ tim giảm khả năng cung cấp máu theo nhu cầu cơ thể.
Suy tim đang là một vấn đề sức khỏe lớn của cộng đồng. Một trong những nguyên nhân làm cho bệnh tim trở thành gánh nặng của xã hội là do không được phát hiện và đi khám sớm dẫn đến chẩn đoán và điều trị trễ khi bệnh đã ở giai đoạn nặng.
Có nhiều cách phân loại suy tim khác nhau, mỗi loại suy tim cũng có những triệu chứng khác nhau.. Nếu nhận thấy có các dấu hiệu như: đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, ho, phù, bạn không nên chủ quan nhất là khi bạn đang mắc các bệnh về tim mạch.
Khó thở: là bệnh suy tim đển hình, có ở hầu hết các bệnh nhân. Với trường hợp bị bệnh suy tim cấp, sẽ cảm thấy khỏ thở dữ dội, suy hô hấp thậm chí là ngất xỉu. Sở dĩ người bệnh thấy khó thở là do tim yếu không thể co bóp để hút máu từ phổi về, các cơ thở phải làm việc nhiều để phổi giãn ra cho không khí lọt vào. Bệnh nhân suy tim thường cảm thấy khó thở khi nằm xuống vào ban đêm, khi hoạt động quá sức, hoặc leo cầu thang. Suy tim càng nặng người bệnh càng khó thở nhiều hơn, thậm chí khi ngồi nghỉ người bệnh cũng cảm thấy khó thở
Đau thắt ngực: Những bệnh nhân suy tim thường có hiện tượng đau thắt ngực sau khi có các hoạt động nặng, quá sức. Vị trí đau thường ở trước tim, gây cảm giác khó chịu, đau tức ngực, đau các vùng xương từ ức, lan đến cổ…
Mệt mỏi: Thông thường, bệnh nhân mắc bệnh suy tim thường bị mệt mỏi nhất là làm việc gì gắng sức. Triệu chứng này liên quan đến rối loạn các chức năng do tim gây ra những thay đổi ở dòng máu ngoại vi. Những người bị bệnh suy tim lâu ngày sẽ có biến chứng với hiện trạng các cơ quan nội tạng bị suy mòn, tím tái, thường xuyên vã mồ hôi, lạnh các đầu chi…
Ho: Trên thực tế, ho có thể là dấu hiệu của bệnh suy tim. Không ít người đã nhầm tưởng đó là triệu chứng của các bệnh cảm lạnh, viêm họng…và thường hay bỏ qua điều đó. Nếu bạn bị ho kéo dài nhưng không có đờm và xảy ra thường xuyên vào ban đêm, hãy cảnh giác với bệnh suy tim
Phù: Bên cạnh các triệu chứng trên thì phù là triệu chứng bệnh suy tim nguy hiểm nhất. Khi mới bắt đầu, người bệnh có hiện tượng phù nhẹ: Sưng mọng mắt sau khi ngủ dậy, mặt phù nước,…Ở mức nặng hơn, phù gây trướng bụng, khó tiêu, nặng nề. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các dấu hiệu cận lâm sàng như: Điện tâm đồ thấy rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh…Ở những người mắc bệnh nặng có thể thấy da xanh tái, luôn có cảm giác lo sợ, … Chính vì thế, bệnh nhân không nên coi thường các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tim, cần đi khám và chưa trị kịp thời
Tiểu đêm: Mặc dù không phải là dấu hiệu điển hình của bệnh suy tim nhưng tiểu đêm nhưng đây cũng là triệu chứng của suy tim cần lưu ý.
Chán ăn, buồn nôn: Không chỉ các bệnh lí về tiêu hóa mới có các biểu hiện như chán ăn, buồn nôn…mà bệnh nhân suy tim cũng có các dấu hiệu như trên.
Suy tim là trạng thái cuối cùng của bệnh lỗ tim, cơ tim, màng ngoài tim và các bệnh toàn thể có ảnh hưởng đến tim như thiếu máu, thiếu Vitamin B1, bệnh cường tuyến giáp trạng, v.v… Bệnh cảnh thể hiện hoặc suy đơn độc từng buồng tim hoặc suy toàn bộ: nhận định được triệu chứng rồi, ta cần tim nguyên nhân từng trường hợp để xử trí đúng bệnh.
Có nhiều cách phân loại suy tim khác nhau, mỗi loại suy tim cũng có những triệu chứng khác nhau.. Nếu nhận thấy có các dấu hiệu như: đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, ho, phù, bạn không nên chủ quan nhất là khi bạn đang mắc các bệnh về tim mạch.
Khó thở: là bệnh suy tim đển hình, có ở hầu hết các bệnh nhân. Với trường hợp bị bệnh suy tim cấp, sẽ cảm thấy khỏ thở dữ dội, suy hô hấp thậm chí là ngất xỉu. Sở dĩ người bệnh thấy khó thở là do tim yếu không thể co bóp để hút máu từ phổi về, các cơ thở phải làm việc nhiều để phổi giãn ra cho không khí lọt vào. Bệnh nhân suy tim thường cảm thấy khó thở khi nằm xuống vào ban đêm, khi hoạt động quá sức, hoặc leo cầu thang. Suy tim càng nặng người bệnh càng khó thở nhiều hơn, thậm chí khi ngồi nghỉ người bệnh cũng cảm thấy khó thở
Đau thắt ngực: Những bệnh nhân suy tim thường có hiện tượng đau thắt ngực sau khi có các hoạt động nặng, quá sức. Vị trí đau thường ở trước tim, gây cảm giác khó chịu, đau tức ngực, đau các vùng xương từ ức, lan đến cổ…
Mệt mỏi: Thông thường, bệnh nhân mắc bệnh suy tim thường bị mệt mỏi nhất là làm việc gì gắng sức. Triệu chứng này liên quan đến rối loạn các chức năng do tim gây ra những thay đổi ở dòng máu ngoại vi. Những người bị bệnh suy tim lâu ngày sẽ có biến chứng với hiện trạng các cơ quan nội tạng bị suy mòn, tím tái, thường xuyên vã mồ hôi, lạnh các đầu chi…
Ho: Trên thực tế, ho có thể là dấu hiệu của bệnh suy tim. Không ít người đã nhầm tưởng đó là triệu chứng của các bệnh cảm lạnh, viêm họng…và thường hay bỏ qua điều đó. Nếu bạn bị ho kéo dài nhưng không có đờm và xảy ra thường xuyên vào ban đêm, hãy cảnh giác với bệnh suy tim
Phù: Bên cạnh các triệu chứng trên thì phù là triệu chứng bệnh suy tim nguy hiểm nhất. Khi mới bắt đầu, người bệnh có hiện tượng phù nhẹ: Sưng mọng mắt sau khi ngủ dậy, mặt phù nước,…Ở mức nặng hơn, phù gây trướng bụng, khó tiêu, nặng nề. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các dấu hiệu cận lâm sàng như: Điện tâm đồ thấy rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh…Ở những người mắc bệnh nặng có thể thấy da xanh tái, luôn có cảm giác lo sợ, … Chính vì thế, bệnh nhân không nên coi thường các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tim, cần đi khám và chưa trị kịp thời
Tiểu đêm: Mặc dù không phải là dấu hiệu điển hình của bệnh suy tim nhưng tiểu đêm nhưng đây cũng là triệu chứng của suy tim cần lưu ý.
Chán ăn, buồn nôn: Không chỉ các bệnh lí về tiêu hóa mới có các biểu hiện như chán ăn, buồn nôn…mà bệnh nhân suy tim cũng có các dấu hiệu như trên.
Suy tim là trạng thái cuối cùng của bệnh lỗ tim, cơ tim, màng ngoài tim và các bệnh toàn thể có ảnh hưởng đến tim như thiếu máu, thiếu Vitamin B1, bệnh cường tuyến giáp trạng, v.v… Bệnh cảnh thể hiện hoặc suy đơn độc từng buồng tim hoặc suy toàn bộ: nhận định được triệu chứng rồi, ta cần tim nguyên nhân từng trường hợp để xử trí đúng bệnh.
Theo suckhoedoisong
Không có nhận xét nào: