Đông trùng hạ thảo vừa là cây vừa là con, là một vị thuốc quý hiếm, được sách y học cổ truyền Trung Quốc coi như là vị thuốc cải lão hoàn đồng, hồi xuân sinh lực, các vua chúa thời xưa tin dùng
1. ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO LÀ GÌ?
Đông trùng hạ thảo vừa là cây vừa là con, là một vị thuốc quý hiếm, được sách y học cổ truyền Trung Quốc coi như là vị thuốc cải lão hoàn đồng, hồi xuân sinh lực, các vua chúa thời xưa tin dùng.
Đông Trùng Hạ Thảo là hiện tượng loài Nấm thuộc chi Ophiocordyceps hoặc Cordyceps ký sinh trên ấu trùng thuộc chi Thitarodes, một dạng ký sinh của một loài Nấm dược liệu có tên Khoa học là Ophiocordyceps sinensis hoặc Cordyceps Militaris trên sâu non (ấu trùng)thuộc chi Thitarodes. Loại dược Thảo quý hiếm này thường được tìm thấy ở các cao nguyên có độ cao cao hơn mặt biển từ 4000m đến 5000m và xuất hiện rộng khắp trên ở các chục lục ở Châu Á và Châu Úc phổ biến nhất là ở Trung Quốc, Hàn Quốc.
Quá trình hình thành và phát triển của loài Nấm Đông Trung Hạ Thảo rất đặc biệt vì vào mùa đông loại Nấm ký sinh vào cơ thể của sâu non và ăn hết chất dinh dưỡng của ấu trùng này, việc ký sinh được xảy ra do ấu trung ăn phải bào tử của Nấm hoặc chúng mắc bệnh nấm ký sinh cho đến khi tơ nấm phát triển mạnh sẽ ăn hết chất dinh dưỡng trong cơ thể ấu trùng và đến mùa hè nấm bắt đầu mọc ra như một ngọn cỏ có màu vàng hay trắng đục sau khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng thì nấm trưởng thành phát tán bào tử và các bào tử này tiếp tục bay khắp nơi ký sinh vào cơ thể ấu trùng để phát triển, chính vì sự hình thành và phát triển tương đối đặc biệt mà loại dược thảo này có tên gọi là Đông Trùng Hạ Thảo - vào mùa đông, cá thể này giống con sâu (côn trùng), còn đến mùa hè thì chúng trông giống một loài thực vật (thảo mộc).
Hình dạng của Đông trùng hạ thảo (Mùa đông là con, Mùa hạ là cây)
Đông trùng hạ thảo khi còn sống, người ta có thể trông rõ hình con sâu, với đuôi là một cành nhỏ, mọc lá. Khi sấy khô, nó có mùi tanh như cá, đốt lên có mùi thơm. Phần "lá" hình dạng giống ngón tay, dài khoảng 4 – 11 cm do sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non mà thành. Đầu sâu non giống như con tằm, dài chừng 3–5 cm, đường kính khoảng 0,3 - 0,8 cm. Bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng với khoảng 20-30 vằn khía, vằn khía ở gần đầu nhỏ hơn. Phần đầu có màu nâu đỏ, đuôi giống như đuôi con tằm, có tất cả 8 cặp chân, nhưng 4 đôi ở giữa là rõ nhất. Chất đệm nấm hình que cong mọc ra từ mình sâu non, dài hơn sâu non một chút. Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng; chất đệm nấm khá dai và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà. (Xem thêm bài viết : Quá trình hình thành kỳ diệu của Đông trùng hạ thảo)
2. TÁC DỤNG CỦA ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO
Trên lâm sàng, các nhà y học cổ truyền Trung Quốc đã nghiên cứu dùng Đông trùng hạ thảo điều trị và hỗ trợ điều trị thành công khá nhiều bệnh như rối loạn lipid máu, viêm phế quản mạn tính và hen phế quản, viêm thận mạn tính và suy thận, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, viêm mũi dị ứng, viêm gan B mạn tính, ung thư phổi (có tác dụng hỗ trợ).
Người ta cũng đã dùng Đông trùng hạ thảo điều trị cho các bệnh nhân bị liệt dương đạt kết quả khá tốt, có khả năng cải thiện đời sống tình dục trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tác dụng nâng đỡ và bồi dưỡng cơ thể. Điều này đã được y học cổ truyền biết đến từ rất sớm. Theo các sách cổ Đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ấm nên có thể tác động vào hai đường kinh thận và phế, có công năng dưỡng phế, bổ thận, ích tinh, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như phế hư khái suyễn, thận suy dương nuy (liệt dương), di tinh, lưng gối mỏi đau.
Mấy năm gần đây, các nhà y học nghiên cứu phát hiện Đông trùng hạ thảo có tác dụng ức chế trực khuẩn lao rất rõ rệt, có thể phòng ngừa, chữa trị các tổn thương thận do dược phẩm, nâng cao chức năng miễn dịch của tế bào có công hiệu điều trị nhất định đối với bệnh nhân viêm gan B, ngăn chặn xơ gan. Ngoài ra, kết quả thực nghiệm của các nhà khoa học Nhật Bản còn cho thấy, nó có tác dụng thúc đẩy tế bào lá lạch nội tiết ra insulin và nó chỉ khởi động tác dụng khi trị số đường máu vượt quá ngưỡng bình thường.
Sinh khối của đông trùng hạ thảo có chứa: 17 loại acid amin, là thành phần đạm thực vật quý hiếm, nhiều loại vitamin: A, B1, B2, B12, C, D, E, K…; nguyên tố vi lượng: Ca, Fe, Zn, Mn, Cu, đặc biệt là Selen. Rất hiếm vật chất trên trái đất có chứa Selen. Selen được xem là chất có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa ung thư. Nhờ vào các hợp chất tự nhiên đặc biệt, đông trùng hạ thảo mang lại các tác động sinh học quan trọng.
Đông trùng hạ thảo rất tốt cho người cao tuổi, phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Giúp cải thiện sinh lý và nâng cao hệ miễn dịch
Với hệ thống miễn dịch, dược liệu này làm tăng cường hoạt động miễn dịch tế bào, dịch thể, giúp chống viêm nhiễm, ngăn chặn sự phát triển, lây lan của vi khuẩn, virus, giảm dần các loại bệnh tật, ngăn ngừa, phòng chống di căn trong ung thư.
Với hệ tuần hoàn, tim mạch, thần kinh, đông trùng hạ thảo chứa hàm lượng cao Mannitol, chất làm giãn nở cơ tim và mạch máu não, tăng tuần hoàn não và tim. Ngoài ra, thảo dược còn làm giảm mỡ máu, giảm cholesterol và lipo-protein, hạn chế xơ vữa động mạch.
Đông trùng hạ thảo giúp điều hoà nội tiết tố, khắc phục các triệu chứng khó chịu của thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh, giúp cải thiện chứng lạnh tử cung (trường gặp trong các trường hợp hiếm muộn, sảy thai).
Dược liệu này làm tăng cung cấp và chuyển tải oxy, tăng lưu thông máu, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất của tế bào, phân huỷ, trung hoà chất thải và độc tố trong cơ thể, duy trì môi trường cơ thể lành mạnh, ngăn chặn lão hoá, kéo dài tuổi thọ
Do dạng nguyên của đông trùng hạ thảo có nguy cơ chứa nhiều tạp chất (từ xác sâu rỗng), thành phần hoạt chất sinh học kém, ít, không mang lại hiệu quả đáng kể. Ngày nay với điều kiện phát triển của y học và kỹ thuật chiết xuất hiện đại, Đông trùng hạ thảo được chế biến thành nhiều dạng khác nhau như dạng viên nén, dạng nước hay dạng cao cô đặc. Đặc biệt hơn còn kết hợp với cả Linh Chi nên nên khi uống Cao linh chi đông trùng hạ thảo nguyên chất sẽ hấp thụ được hết thành phần tinh khiết, do đây là loại sản phẩm đã được chắt lọc và cô đặc những tinh chất quý giá của phần nấm.
Không có nhận xét nào: